menu opt-in

Cua Mặt Quỷ Là Gì? Có Độc Không?

Cua Mặt Quỷ Là Gì? Có Độc Không?

Cua mặt quỷ là gì? Đây là một loại cua biển sống dưới rạn san hô, có độc và có thể gây tử vong nếu ăn phải, cần cẩn trọng đề phòng.

Bài viết bởi En Thi, đăng ngày 20-04-2022. Cập nhập ngày 20-04-2022.

Con người ngày càng có xu hướng khám phá và thưởng thức những món ăn mới lạ. Đặc biệt là những sản vật từ biển, rừng. Cũng chính vì vậy, thời gian qua có rất nhiều trường hợp ăn phải cua mặt quỷ và tử vong, nhẹ thì ngộ độc. Tìm hiểu cua mặt quỷ là gì cũng như cách nhận biết chúng rất quan trọng để bạn có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình. Tất cả những gì cần biết về loài hải sản này, chúng tôi sẽ thông tin ngay sau đây.

Cua mặt quỷ là gì?

Nhắc đến cua biển, nhiều người nghĩ ngay đến một loài hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu canxi, an toàn và hiệu quả cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.

Thế nhưng, dưới đại dương sâu thẳm vẫn có rất nhiều bí ẩn. Trong đó, có những loài cua mang trong mình nhiều độc tố và có thể gây chết người nếu ăn phải. Một trong số đó chính là cua mặt quỷ.

Cua mặt quỷ là gì? Đây là một loài cua biển, có tên khoa học là Zosimus aeneus. Loại cua này thường sinh sống ở các rạn san hô gần bờ ở những vùng triều thấp. Nó có hình dạng tương tự của mặt trăng lại có màu giống với màu của san hô.

Tại Việt Nam, cua mặt quỷ phân bổ nhiều ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Nó là loại cua độc nhất trong 3 loại cua biển độc. Hai loại còn lại là cua hạt Platypodia granulosa) và cua Florida (Atergatis floridus). Các loại này có nhiều ở vùng biển Nha Trang, và nhiều vùng miền Trung Bộ cũng như rải rác ở một số vùng biển phía Bắc.

Cách nhận biết cua mặt quỷ

Cua mặt quỷ có vỏ màu sắc bắt mắt. Tương tự như các loại nấm độc luôn rực rỡ sắc màu, cua mặt quỷ cũng rất dễ nhận biến. Phần vỏ ngực của chúng có độ rộng tối đa 90mm. Chiều dài khoảng 55mm. Kích thước nhỏ gọn, nằm gọn trong lòng bàn tay. Trên mai cua cũng có rất nhiều u lồi dẹt. Các bạn có thể nhìn hình cua mặt quỷ dưới đây để có thể ghi nhớ và phân biệt nếu gặp chúng ở ngoài thực tế.

Nhìn chung, so với các loại cua mà chúng ta hay ăn, thì cua mặt quỷ có hình dạng rất khác biệt. Tất cả đều đẹp, bắt mắt, có nhiều chấm đen chấm màu trên mai cua. Tốt nhất, không chỉ cua mặt quỷ, nếu bạn gặp phải loại cua nào có vẻ ngoài sặc sỡ cũng không nên ăn. Vì thông thường các loại này đều chứa độc tố.

Cua mặt quỷ độc đến thế nào?

Độc tố chính trong cua mặt quỷ là saxitoxin. Đây là một hoạt chất cực độc. Chỉ cần 0,5 gam thịt của loài cua này, tương đương 1 muỗng cafe thịt cua là đã có thể gây tử vong. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc giải độc cho độc tố saxitoxin này.

Ngoài ra, trong cua mặt quỷ còn có 2 loại độc tố khác là neurotoxin, tetrodotoxin. Đây cũng là 2 loại độc tố được tìm thấy trong cá nóc. Hai loại này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương. Từ đó, ức chế hô hấp và gây ngừng tim nếu chẳng may ăn phải.

Với ngư dân và những người sống gần vùng biển có cua mặt quỷ, hầu hết ai cũng quen thuộc với loài cua tử thần này. Tuy nhiên mỗi năm, ngộ độc và tử vong do cua mặt quỷ vẫn xảy ra thường xuyên. Nguyên nhân thường là do khách du lịch đến các vùng biển, thiếu sự hiểu biết về các loài hải sản chứa độc. Loài cua này lại sống gần bờ trong các rạn san hô nên họ cũng có thể tự khám phá, bắt và ăn thử chúng.

Chất độc trong cua mặt quỷ có từ đâu?

Chất độc của cua mặt quỷ tập trung chủ yếu trong thịt cua, trứng cua. Đặc biệt thịt càng và chân là những nơi hàm lượng chất độc cao nhất. Nguyên nhân hình thành chất độc là do cua ăn các loại tảo có trong rạn san hô. Từ đó, chất độc tích tụ dần ở con non và đạt đến ngưỡng độc ở cua trưởng thành.

Vào mùa sinh sản và giao phối, hàm lượng độc được sinh ra nhiều hơn. Nguyên nhân là giai đoạn này, cua mặt quỷ sẽ phát sinh chất độc để bảo vệ trúng cũng như con của chúng. Đây cũng là đặc điểm chung của rất nhiều sinh vật chứa độc tố hiện nay.

Biểu hiện ngộ độc khi ăn cua mặt quỷ

Trong chưa đầy 1 giờ, ăn trúng cua mặt quỷ có thể gây tử vong. Nếu ăn số lượng lớn thì thời gian còn nhanh hơn nữa. Biểu hiện đầu tiên chính là tay chân tê cứng, lưỡi tê rát và buồn nôn.

Dần dần, chất độc ức chế hệ thần kinh khiến người trúng độc bất tỉnh, đơ cứng, ngừng hô hấp. Nếu không kịp thời đưa đi cấp cứu thì có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều, thì cơ hội sống sót rất thấp vì độc tố lan rất nhanh trong máu và lan nhanh đến hệ thần kinh trung ương.

Cần làm gì khi ăn nhầm cua mặt quỷ

Nếu không may ăn phải cua mặt quỷ dẫn đến các biểu hiện trúng độc, cần phải thực hiện sơ cứu ngay để chặn độc tố phát tán khắp cơ thể. Trước tiên, cần phải làm mọi cách để nôn thức ăn ra. Vì nếu chất độc đi vào dạ dày sẽ nhanh chóng thấm qua màng ruột và đi vào đường máu. Khi đó, chất độc sẽ đi khắp cơ thể chỉ trong vài phút.

Trúng độc cua mặt quỷ, trước tiên nên uống thật nhiều nước để đi ngoài theo đường hậu môn. Tốt nhất, nên pha than hoạt tính vào nước để uống. Khi than hoạt tính đi vào dạ dày sẽ hút hết chất độc. Nhờ đó chất độc sẽ không thấm vào máu cũng như hệ thần kinh. Bất cứ tiệm thuốc tây nào cũng có bán bột than hoạt tính này.

Sau bước sơ cứu, nên đưa người trúng độc đến ngay bệnh viện gần nhất để bác sĩ thực hiện súc ruột cũng như đưa ra các loại thuốc đặc hiệu giải độc. Nếu thực hiện sơ cứu nhanh và kịp thời thì vẫn hoàn toàn có cơ hội sống sót.

Để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân thì tốt nhất bạn chỉ nên ăn những loài cua biển thông thường. Khi chưa biết rõ về một loài nào, tốt nhất đừng nên ăn chúng. Bạn cũng cần tuyệt đối cẩn trọng với những con cua có hình dạng lạ mắt.

Top 5 loại hải sản có độc tố gây chết người cần biết

Cùng với cua mặt quỷ, thì thiên nhiên có rất nhiều loài có tính độc. Dưới đây là những loài hải sản mà bạn tuyệt đối không nên ăn dù chỉ 1 lần:

So biển

So biển có hình dáng tương tự sam biển. Tuy nhiên kích thước của nó nhỏ hơn nên nhiều người thường nhầm tưởng là sam non rồi bắt về ăn dẫn đến ngộ độc.

So biển thường sống ở nhiều vùng sình lầy ở các vùng ven biển từ Bắc đến Nam. Trong loại hải sản này chứa độc tố thần kinh tetrodotoxin cực độc. Nếu không may mắn phải nó, chỉ trong khoảng 20 phút đến 3 giờ sau sẽ thấy môi và lưỡi bắt đầu bị tê. Sau đó là tê các đầu ngón tay, đau đầu, đau bụng và nôn mửa dữ dội. Nếu ăn nhiều thì nguy cơ tử vong rất cao.

Cá nóc

Cùng với cua mặt quỷ, cá nóc cũng được xem là một tử thần của đại dương. Có rất nhiều loại cá nóc có độc như cá nóc chuột, cá nóc chấm cam, cá nóc răng mỏ chim, cá nóc đầu thỏ mắt to…

Đặc biệt nguy hiểm là khi ăn cá nóc chết hoặc chế biến không đúng cách. Khi đó, độc tố của các nóc từ bụng sẽ lan sang phần thịt cá khiến chất độc có khắp thân cá. Người ăn vào sẽ ngộ độc, trụy tim mạch và tử vong.

Các biểu hiện ngộ độc của cá nóc là ngứa miệng, tê môi, tê lưỡi, buồn nôn. Khi chất độc phát tán khắp cơ thể, người trúng độc sẽ cảm thấy người mềm nhũn ra, tay chân mất khả năng vận động, huyết áp sụt giảm. Khi đó, tình trạng trụy tim mạch và tử vong có thể đến bất cứ lúc nào.

Tuy nhiên, thịt cá nóc lại được cho là rất thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Chính vì vậy, hiện nay nhiều nhà hàng lớn trên thế giới vẫn có món cá nóc trong thực đơn của mình. Để có thể làm thịt cá nóc, phải là những đầu bếp đã trải qua huấn luyện và được cấp chứng chỉ sơ chế cá nóc. Vì chỉ một chút sơ suất thì độc tố sẽ lan ra và gây nên các hậu quả khó lường. Do đó, dù thế nào, thưởng thức cá nóc vẫn là một điều mạo hiểm mà bạn không nên thử.

Cá bống vân mây

Loài cá này có vẻ ngoài tương tự cá bống vân hoa. Độc tố của nó cũng tương tự như cá nóc nên rất nguy hiểm nếu chẳng may ăn nhầm.

Một điều cực nguy hiểm ở loài cá này là nó không chỉ gây ngộ độc nếu ăn phải. Bạn chỉ cần chạm vào nó cũng có thể bị thương. Khi đó, độc tố của cá cũng sẽ nhanh chóng thâm nhập vào cơ thể theo chính vết thương đó. Do đó, tốt nhất là hãy tránh xa chúng nếu gặp phải và trong trường hợp nghi ngờ nó là cá bống vân mây thì tốt nhất không nên ăn.

Ốc bùn răng cưa

Cái tên thứ 4 mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn trong danh sách những loài có độc như cua mặt quỷ chính là ốc bùn răng cưa. Loài ốc này có kích thước nhỏ gọn chỉ bằng ngón tay cái. Vỏ ốc màu sắc, có 1 - 3 dải sọc có màu vàng đỏ hoặc nâu tím. Nếu không may ăn phải nó thì chỉ khoảng 30 phút sau đã xuất hiện các triệu chứng ngộ độc điển hình là khó thở. Không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Và tất nhiên, cái tên cuối cùng trong top 5 loài hải sản cực độc chính là cua mặt quỷ. Trước khi quyết định ăn một loại hải sản xa lạ nào đó, tốt nhất chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ. Chỉ một phút sơ xuất có thể đánh đổi bằng cả tính mạng của mình và người thần.

Thật Là Ngon đã cùng bạn tìm hiểu cua mặt quỷ là gì. Chúng ta cũng đã tìm hiểu những loài hải sản có độc chi tiết nhất. Có thể thấy, đại dương mênh mông mang đến cho con người nhiều lợi ích nhưng cũng lắm rủi ro. Do đó, đừng vì một phút vui thích khám phá các món ăn lạ mà thiếu đi sự thận trọng của mình.

Bài viết bởi En Thi
Xin chào các bạn! Mình là En Thi. Rất vui khi các bạn đã tìm đến công thức nấu ăn trên Thật Là Ngon. Với mình ẩm thực không chỉ để thưởng thức mà còn là niềm đam mê. Hãy để bạn và mình cùng bay trong niềm đam mê ấy!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết Khác

Ủng hộ

Chi phí hoạt động của Thật Là Ngon hoàn toàn dựa vào sự ủng hộ của bạn đọc.
Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng cách sử dụng link giới thiệu bên dưới mỗi khi mua sắm.
Xin chân thành cám ơn bạn!
databaselayers